TP HCM: Nước ăn uống nguy cơ tái nhiễm vi sinh tại hơn 9 quận, huyện

Nước ăn uống nguy cơ tái nhiễm vi sinh tại hơn 9 quận, huyện ở TP HCM

Theo báo Người Lao Động thì Do hàm lượng clo dư vốn thấp lại lưu chứa tại bồn thêm một thời gian trước khi sử dụng nên việc nước tái nhiễm vi sinh là nguy cơ có thể xảy ra tại một số quận, huyện ở TP HCM.

Thông tin này được Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM công bố ngày 10-4, sau đánh giá chương trình giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và giám sát môi trường tại TP. Năm 2018, qua giám sát, thu thập 3.155 mẫu, chỉ có 57,91% mẫu đạt chỉ tiêu hóa lý, 95,63% đạt chỉ tiêu vi sinh.

Các mẫu nước giám sát chủ yếu không đạt chỉ tiêu clo dư tại các bồn chứa nước. Các mẫu nước giếng hộ dân thường có độ pH thấp (58%), hàm lượng sắt tổng số không đạt (1,5%) và hàm lượng amoni không đạt (13,5 %) tại các quận 12, Bình Tân, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn.

Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM đang triển khai giải pháp giám sát tất cả các nguồn nước sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt, kịp thời phát hiện sớm các thay đổi về chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Công bố cũng cho thấy nguồn nước thô từ sông Sài Gòn, Đồng Nai không đạt theo quy chuẩn nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, chỉ tiêu không đạt: COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), amoni, sắt, oxy hòa tan. Tuy nhiên, nguồn nước sau xử lý tại các nhà máy nước đạt theo quy chuẩn nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT.

Do áp lực nước hiện nay không đồng đều tại các khu vực, nước tại các khu vực cuối hệ thống cấp nước có áp lực yếu, hàm lượng clo dư thấp do thất thoát trên đường đi. Các hộ dân cuối hệ thống mạng lưới đường ống nước (các quận 2, 7, 8, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân; huyện Nhà Bè, Bình Chánh…) phải sử dụng bồn chứa để bơm nước sử dụng. Do hàm lượng clo dư vốn thấp lại lưu chứa tại bồn thêm một thời gian trước khi sử dụng nên việc tái nhiễm vi sinh là nguy cơ có thể xảy ra tại các điểm này. Ngoài ra, vùng ngoại thành, khu vực mới được cấp nước sạch, có tỉ lệ mẫu nước không đạt cao, chủ yếu là không đạt clo dư.

Trước tình hình này, Trung tâm Y tế Dự phòng TP tập trung triển khai giải pháp giám sát tất cả các nguồn nước sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt, kịp thời phát hiện sớm các thay đổi về chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Cập nhật số liệu công trình phân nước rác trên địa bàn TP; hướng dẫn, vận động người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, giảm dần số lượng nhà vệ sinh trên sông,…

Xử lý nước thải yếu kém gây nguy cơ ung thư cao tại Việt Nam

Xử lý nước thải quá yếu

Các chuyên gia về môi trường khẳng định việc tái sử dụng nước thải sẽ góp phần đa dạng nguồn nước cấp cho sinh hoạt, giảm bớt gánh nặng cho ngành cấp nước, vừa tận dụng nguồn tài nguyên nước ngọt.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nguồn nước thải gia tăng một cách nhanh chóng đó là do chúng ta quá thiếu các nhà máy xử lý nước thải. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện chúng ta có khoảng 40 nhà máy xử lý nước thải tập trung ở đô thị với công suất đạt 890.000m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước đô thị được đầu tư xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau, hơn nữa lại không đồng bộ, được sử dụng cho vừa thoát nước thải vừa thoát nước mưa. Vì vậy, nước thải hầu như chưa được xử lý đều được xả thẳng ao, hồ và chảy ra sông, biển.

Ông Đỗ Trần Hải – Viện Nghiên cứu bảo hộ lao động cho biết: Chính tốc độ đô thị hóa quá nhanh là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó kiểm soát ô nhiễm nước thải. Phát triển đô thị chưa đồng bộ với kết cấu hạ tầng dẫn đến chất lượng cuộc sống tại các đô thị chưa tương xứng, vì thế, việc tái sử dụng nguồn nước thải phải được quan tâm”, ông Hải nói.

Công nghệ là yếu tố then chốt để xử lý nước thải hiệu quả.

Còn theo PGS.TS. Lê Trình – Viện Khoa học Môi trường và Phát triển cho biết, không chỉ nước thải sinh hoạt mà nước thải công nghiệp cũng chưa được đầu tư và xử lý thực sự hiệu quả. Thống kê cũng cho thấy, trên cả nước hiện nay có khoảng 283 KCN với hơn 550.000m3 nước thải mỗi ngày nhưng chỉ có khoảng 5% số KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 615 cụm công nghiệp với hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu, hơn 450 làng nghề, hơn 13.000 cơ sở y tế mỗi ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000m3 nước thải y tế, hệ lụy kéo theo là môi trường quanh các KCN ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Cũng theo ông Trình, ở các tỉnh phía Nam, trong khi TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đều đầu tư nhà máy xử lý nước thải không thua kém nước ngoài thì tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long hệ thống xử lý nước thải chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều nhà máy, KCN có nhà máy xử lý nước thải nhưng hoạt động kém hiệu quả dẫn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm.

Không thể thiếu công nghệ để xử lý nước thải

Có thể nói, hệ thống pháp lý và các cơ chế quản lý tài nguyên nước của Việt Nam luôn được Nhà nước quan tâm đối với công tác bảo vệ môi trường, bên cạnh yêu cầu phát triển kinh tế. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu. Nghị định này khuyến khích các hoạt động nhằm giảm thiểu và tái sử dụng nước thải. Theo quy định, nước thải phải được quản lý thông qua các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Để việc khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ phát triển nguồn nước, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước; thực hiện cơ chế giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước như Luật Tài nguyên nước đã quy định.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, nguồn nước mặt ở Việt Nam phân bổ không đều, không chỉ về mặt không gian mà thay đổi theo thời gian cả năm. Mỗi năm, Việt Nam sử dụng khoảng 80,6 tỷ m3 nước, gần 82% tổng lượng nước mặt trên toàn quốc được sử dụng cho tưới, 11% cho nuôi trồng thủy sản, 5% cho công nghiệp, 3% cho nông nghiệp và 3% cho đô thị. Do khai thác nước không hợp lý, không theo quy hoạch nên nguồn nước đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Hầu hết các sông chính ở Việt Nam đều đã và đang bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, trong đó, ô nhiễm chủ yếu các khu vực tập trung đông dân cư và các khu công nghiệp, hiện tượng ô nhiễm diễn ra nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm tăng cao vào mùa khô khi lượng nước chảy vào các con sông giảm.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Bộ TN&MT, trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong, trên 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư mà một trong những nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Ngoài ô nhiễm nguồn nước mặt thì nguồn nước dưới đất cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nước biển Việt Nam cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm do sự ô nhiễm từ các lưu vực sông và do các hoạt động phát triển kinh tế vùng cửa sông, ven biển…

Để quản lý tài nguyên nước một cách hiệu quả, cần chú trọng đầu tư không chỉ vào nguồn nhân lực mà còn phải đầu tư và ứng dụng những đổi mới về khoa học công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, hệ thống thông tin truyền thông…, có như thế mới đạt hiệu quả cao.

Giải pháp nước tinh khiết tại nhà

Có nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng để chủ động bảo vệ sức khỏe gia đình từ nguồn nước. Các biện pháp phổ biến của các hộ gia đình hiện nay là sử dụng nước đóng bình chất lượng sử dụng máy lọc nước gia đình. Hãy cùng chúng tôi phân tích lợi ích kinh tế của các giải pháp trên:

  • Ước tính số lượng người sử dụng/gia đình: 4 người
  • Mỗi người/ngày trung bình: 2L – 2.5L => Tổng: 8L – 10L/ngày
Giải pháp Nhược điểm Giá tiền/Lit

Máy lọc nước

  • Chi phí mua máy lần đầu sử dụng khá cao hơn nước khoáng đóng chai, giá máy dao động từ hơn 5.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng.
  • Thiết kế có kích cỡ lớn, khó di chuyển trong quá trình sử dụng.
  • Cần thay thế lõi lọc nước định kỳ để quá trình lọc nước hiệu quả.
  • Máy lọc nước (lọc 10 lít nước/ngày sẽ cho ra 3 lít nước uống được, 1 khối nước= 1.000 lít giá 15.000 đồng): 10 lít x 2/ 3 x 365 ngày x 15 đồng/lít nước = 36.500 đồng.
  • Máy lọc nước (lọc 2 lít nước tốn 0.03 kW điện, 1 kW điện 3.500 đồng): 0.03 kW x 365 ngày x 3500 đồng/kW = 38.000 đồng.

Nước đóng chai

  • Lượng nước khoáng hạn chế trong mỗi chai, không cung cấp đủ nước cho nhu cầu sử dụng hằng ngày của mọi người.
  • Khi nước hết, người dùng phải bỏ thêm tiền để mua nước.
  • Một số sản phẩm nước khoáng đóng chai không có nhãn hiệu trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, lọc nước không sạch, không loại bỏ hết tạp chất, nước còn bẩn.
Tiền uống nước  trong 1 năm:
  • Nước khoáng đóng chai: 4 chai/ngày  x 365 ngày x 5000 đồng/chai 500ml = 7.300.000 đồng.

Các phân tích trên cho thấy việc đầu tư máy lọc tại nhà không những giúp người dân chủ động kiểm soát được chất lượng nước ăn uống mà còn tiết kiệm chi phí. Một số dòng máy trên thị trường ứng dụng công nghệ lọc tiên tiến hiện có thể lọc sạch hoàn toàn mọi tạp chất có trong nước, cho nước đầu ra tinh khiết có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi với chất lượng tương đương với nước đóng chai của các thương hiệu lớn.

Vitamia với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe, xử lý nước và bán máy điện giải, hiện đang là nhà phân phối máy điện giải chính hãng hàng đầu Việt Nam. Vitamia quy tụ nhiều thương hiệu máy điện giải nổi tiếng, chất lượng như Enagic (Kangen), Panasonic, Trim ion, OSG, Atica, Biontech…

Nếu quý vị còn bất kỳ thắc mắc nào về giá máy lọc nước, quý vị có thể liên hệ với VITAMIA qua HOTLINE 096 505 1188 hoặc đến trực tiếp showroom để chúng tôi có thể tư vấn kỹ hơn hoặc để lại thông tin bên dưới để chúng tôi tư vấn cho bạn nhiều hơn.

[thrive_leads id=’9232′]

Nguồn:  Báo Người Lao Động & Sức khỏe đời sống

Nước Hồi Sinh

NƯỚC HỒI SINH® ĐẾN TỪ NHẬT BẢN - Bảo vệ cả gia đình bằng cách cùng uống nước tốt, suy nghĩ tốt & có lối sống tốt!

Leave a Comment

Recent Posts

Những lưu ý khi mua máy Kangen Leveluk K8

Máy lọc nước Kangen Leveluk K8 là một trong những dòng máy lọc nước hiện…

2 năm ago

Bật mí công dụng của nước điện giải Kangen K8

Máy lọc nước kangen K8 tạo ra 5 loại nước: Nước axit mạnh, nước axit…

3 năm ago

Kinh nghiệm mua máy lọc không khí phòng ngủ

Máy lọc không khí phòng ngủ đem lại bầu không khí sạch sẽ, trong lành……

3 năm ago

Cách dùng máy lọc không khí trong phòng ngủ

Máy lọc không khí phòng ngủ là một “chiến binh thầm lặng” giúp bảo vệ…

3 năm ago

Những điều cần biết khi mua máy lọc không khí gia đình

Tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng, bụi mịn xuất hiện ngày càng nhiều…

3 năm ago

Nồng độ pH của nước- Uống nước có độ pH bao nhiêu là đúng?

Độ pH của nước có ý nghĩa gì? Làm thế nào để đo độ pH…

3 năm ago

This website uses cookies.