Hướng Dẫn Sử Dụng Nước Điện Giải Để Làm Sạch Thực Phẩm

Trích từ cuốn sách: Sử dụng nước điện giải trong bếp – Biên soạn bởi tiến sỹ Peggy Parker

Tiến sỹ Peggy Parker được biết đến như chuyên gia đầu tiên về nước điện giải và sức khỏe. Lật từng trang sách, có thể thấy những hướng dẫn rõ ràng và đơn giản để thực hiện của bà đã giúp ích rất nhiều trong việc vệ sinh nhà bếp, giúp cho bếp và các công cụ dụng sạch đẹp mà không cần dùng đến các hóa chất độc hại.

Tại sao nên sử dụng nước điện giải để làm sạch thực phẩm?

Hầu hết các loại thực phẩm đang được bán trong siêu thị, thậm chí trái cây tươi ở chợ hay thực phẩm đóng mác thực phẩm sạch đều đã trải qua quá trình thu hoạch, đóng gói, vận chuyển và lưu trữ bảo quản một thời gian dài trước khi chúng ta mua về sử dụng. Và mỗi giờ trôi qua như vậy, các thực phẩm đó tất nhiên sẽ dần bị hư hỏng bởi quá trình oxy hóa.

Thậm chí ngay cả với những thực phẩm được trồng tại các nhà vườn hoặc nông trại gần nơi sinh sống, trước khi bạn mua cũng đã tiếp xúc qua tay của rất nhiều người, làm gia tăng các khả năng lây nhiễm vi khuẩn, vi rút và các ký sinh trùng. Điều này khiến cho việc làm sạch thực phẩm trước khi chế biến trở nên vô cùng thiết yếu. Tuy nhiên, hầu hết các cách tẩy rửa truyền thống đều sử dụng các dung dịch hóa chất như thuốc tẩy Clo, Oxy già hay các dung dịch hóa dầu tẩy rửa mạnh, nhưng liệu các hóa chất này có an toàn để chúng ta tiêu hóa? Tất nhiên là không. Bên cạnh đó, chúng còn làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời thúc đẩy quá trình oxy hóa khiến các thực phẩm bị hư hỏng nhanh hơn sau khi rửa.

Nước điện giải có thể rửa sạch hiệu quả mà vẫn giữ lại được các chất dinh dưỡng của thực phẩm, đồng thời làm chậm lại quá trình oxy hóa, giúp thực phẩm tươi lâu hơn. Tất cả những gì bạn cần chỉ đơn giản là biết loại nước nào là phù hợp tối ưu để sử dụng.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ có những chỉ dẫn cụ thể và hữu ích để có thể làm sạch và bảo quản thực phẩm hiệu quả mà vẫn giữ được các chất dinh dưỡng cũng như vị tươi mới, để bữa cơm gia đình luôn thơm ngon trọn vẹn.

Hãy sử dụng nước điện giải để tiết kiệm hơn cũng như bảo vệ môi trường Trái Đất!

Sử Dụng Nước Điện Giải Để Làm sạch và lưu trữ rau quả

Không thể phủ nhận một điều rằng việc vệ sinh rau củ trước khi sử dụng là vô cùng quan trọng. Ngoài việc an toàn vệ sinh thực phẩm, lợi ích phụ đầu tiên là sẽ rất tiện dụng nếu chúng ta muốn dùng sống để tiết kiệm thời gian chế biến. Bên cạnh đó, việc làm sạch thực phẩm trước khi dùng cũng giúp bạn giảm thiểu được khả năng nhiễm bệnh phát sinh từ hàng trăm loại vi khuẩn khác nhau khi thực phẩm đã tiếp xúc qua tay nhiều người cũng như nhiều vật thể có thể không đảm bảo vệ sinh trước đó. Không chỉ vậy, một tác dụng vô cùng tuyệt vời là sử dụng nước điện giải để vệ sinh thực phẩm có thể giúp chúng bảo quản được lâu hơn. Thực phẩm tươi trong các cửa hàng thực phẩm sạch là rất đắt.

Có thể nói, nước điện giải chính là công cụ hữu hiệu nhất, cũng là dễ thực hiện nhất để hoàn thành công đoạn vệ sinh thực phẩm này.

Các bước làm sạch rau quả với nước Điện giải

Bước 1: Ngâm 15 – 20 phút trong nước Điện giải pH 11.5

Xin lưu ý rằng không nên ngâm với quá nhiều nước Điện giải pH 11.5, chỉ cần lượng nước sao cho thực phẩm vừa đủ ngập nước. Khi được ngâm với nước Điện giải mạnh pH 11.5, quá trình oxy hóa diễn ra bắt đầu từ khi rau quả bắt đầu được thu hoạch sẽ được giảm thiểu đáng kể. Và như chúng ta đều biết, khử oxy hóa chính là chìa khóa vàng giúp cho thực phẩm được tươi mới lâu hơn.

Bước 2: Vớt rau củ, vẩy cho ráo nước rồi rửa lại bằng nước Điện giải pH 9.5, sau đó có thể bảo quản trong hộp đựng thức ăn hoặc tủ lạnh.

Tuy nhiên, nếu cần sử dụng ngay thì có thể ngâm bằng nước Điện giải pH 9.5.

Đối với các loại rau có màu xanh đậm, chẳng hạn như rau cải xoăn, bắp cải hoặc xà lách xoăn thì chúng ta nên rửa và lưu trữ trong hộp hoặc tủ lạnh để giữ cho rau tươi lâu hơn. Tuy nhiên, đối với các loại rau có màu xanh nhạt ví dụ như cải ngọt, cải bẹ xanh hay xà lách bắp thì chúng ta nên để ráo và chỉ rửa trước khi ăn. Việc để các loại rau có màu xanh nhạt này tiếp xúc với nước sẽ thúc đẩy tốc độ phân hủy, khiến cho rau mau hư hỏng. Chính vì vậy, thay vì ngâm hay rửa ngay khi mua, chúng ta nên để khô ráo cho đến khi cần sử dụng thì mới rửa với nước điện giải pH 9.5.

Tỏi tây là một trường hợp đặc biệt. Sắt tỏi tây thành các khoanh, để vào rổ có kích cỡ phù hợp rồi để rổ vào chậu. Đổ nước điện giải pH 9.5 sao cho các khoanh tỏi có thể nổi lên, khuấy nhẹ để rửa trôi bụi bẩn bám trong các kẽ. Sau đó nhấc rổ ra và để ráo nước. Tiếp tục rửa lại với nước pH 9.5 cho đến khi sạch (không còn đất bụi bẩn bám cặn ở đáy chậu). Việc rửa sạch này sẽ giúp cho tỏi tây có thể được bảo quản lâu hơn rất nhiều.

Sử Dụng Nước Điện Giải Để Làm Sạch & Lưu Trữ Quả Mọng và Nấm

Cũng giống như các loại rau có màu xanh nhạt, quả mọng và nấm cũng cần được bảo quản khô ráo để làm chậm lại quá trình phân hủy, tốt nhất là chỉ nên rửa trước khi cần sử dụng. Nếu sau khi rửa mà không sử dụng thì nên bảo quản trong tủ lạnh.

Quả mọng

Đối với các loại quả mọng, chúng ta nên để trong rổ rồi mới để vào chậu ngâm với nước Điện giải pH 11.5 trong khoảng 3 – 5 phút. Sau đó, vớt ra và rửa lại với nước điện giải pH 9.5 rồi để ráo nước. Nên dùng ngay, hoặc có thể lưu trữ trong tủ lạnh trong khoảng 6 giờ.

Nấm

Nấm là một loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, nấm có mùi vị ngon ngọt được ưa chuộng và sử dụng trong rất nhiều món ăn khác nhau trên thế giới. Các loại nấm rơm, nấm đông cô thông thường hay bất kì loại nấm nào khác đều giống như mút xốp, chúng hấp thụ nước, dầu, bụi, ..v..v… Chính vì vậy, tuyệt đối không nên rửa nấm!

Tuy nhiên, vì nấm thường dính nhiều đất bẩn nên chúng ta vẫn phải làm sạch trước khi ăn.

Vậy làm sách nào? Thay vì rửa chúng, chúng ta nên dùng bình xịt xịt nước điện giải pH 11.5 và dùng tăm bông hoặc khăn mềm lau nhẹ. Hoặc chúng ta có thể dùng nước điện giải pH 11.5 làm khăn mềm ẩm vừa phải và lau nhẹ nấm. Có thể làm sạch trước khi dùng 1 ngày hoặc ngay trước khi sử dụng và cần lưu ý, tuyệt đối không làm ướt nấm.

Sử Dụng Nước Điện Giải Để Làm sạch các loại trái cây họ cam quýt

Có thể bạn nghĩ rằng đối với các loại trái cây này, chúng ta sẽ bóc vỏ trước khi ăn nên việc rửa sạch là không thật sự cần thiết. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, các loại trái cây này đã tiếp xúc qua tay rất nhiều người. Ngay cả khi bạn bóc vỏ, các loại vi khuẩn, vi-­‐rút hoặc các vi sinh vật kí sinh ở trên vỏ thông qua dao hoặc tay của bạn có thể có cơ hội tiếp xúc và lan nhiễm vào bên trong.

Cách tốt nhất để làm sách các loại trái cây họ cam quýt này là xịt nước điện giải pH 2.5 và sau đó rửa lại bằng nước điện giải pH 9.5. Dùng khăn mềm lau khô trước khi lưu trữ trong tủ lạnh vì nếu để ẩm ướt thì các loại nấm mốc dễ có cơ hội phát triển.

Sử Dụng Nước Điện Giải Để Làm sạch các loại dưa và bầu bí

Vỏ ngoài của các loại bí rất cứng, tạo thành một lớp bảo vệ vững chắc cho phần thịt bên trong trước sự xâm nhập của các vi khuẩn. Cũng giống như các trái cây họ cam quýt, điều quan trọng cần làm là phải tiêu diệt được các vi khuẩn bám ở lớp ngoài để tránh cho chúng có cơ hội lây lan vào trong khi chúng ta bóc vỏ hoặc dùng dao cắt.

Dùng nước điện giải pH 2.5 xịt lên vỏ ngoài của các loại củ quả này, sau đó ngâm với nước điện giải pH 9.5 trong 10 – 15 phút. Sau đó để ráo nước trước khi cho vào tủ lạnh.

Các loại dưa có vỏ ngoài cứng và dày, chẳng hạn dưa hấu thì chúng ta có thể làm sạch tương tự như cách làm với các loại bí. Tuy nhiên, với một số loại dưa có vỏ ngoài mềm hơn, chẳng hạn như dưa lê, thì cần phải cẩn thận hơn vì các loại vỏ mềm thì thường rất dễ lên nấm mốc. Chính vì vậy, khi chúng ta làm ướt vỏ ngoài, vô tình chúng ta tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển nhanh hơn. Do đó, chúng ta chỉ nên rửa trước khi ăn, và cách tốt nhất là dùng nước điện giải pH 11.5 xịt lên, để trong 1 – 2 phút rồi mới cắt ra hoặc bóc vỏ. Lưu trữ trong tủ lạnh khi không dùng.

Sử Dụng Nước Điện Giải Để Làm sạch và bảo quản củ quả

Không giống với đậu xanh, atisô hay các cây loại bí cho quả ở phía trên mặt đất, các loại củ là rễ cây. Và có một điểm chung với các loại củ, đó là chúng rất dễ mọc rễ. Nếu như bạn ngâm rửa cà rốt, khoai lang, khoai tây, củ cải đường hay các loại củ tương tự trong một vài giờ trong nước điện giải pH 9.5 hay pH 11.5 là chúng đã bắt đầu mọc rễ.

Chính vì vậy mà chúng tôi xin lưu ý rằng: KHÔNG RỬA HAY NGÂM CÁC LOẠI CỦ KHI BẠN CHƯA CÓ NHU CẦU DÙNG CHÚNG. Tuy nhiên, vì chúng là rễ cây nên tất nhiên sẽ rất bẩn và nhiều bùn đất, và do đó có thể bạn sẽ phải rửa đi rửa lại vài lần mới có thể rửa trôi được hết các bụi bẩn bám trên đó.

Để làm sạch các loại củ rễ, chúng ta chỉ cần ngâm chúng trong khoảng 20 phút ngay trước khi bạn nấu, sau đó chà rửa các vết đất, rễ vụn còn lại và cuối cùng rửa lại một lần nữa. Nước điện giải pH 9.5 sẽ được sử dụng cho toàn bộ quá trình làm sạch này. Hấp hoặc luộc rau củ với nước điện giải pH 9.5 sẽ giúp cho món ăn đậm đà hơn.

Đối với các loại củ như hành tây, hành tím hay tỏi, các lớp vỏ ngoài sẽ được bóc đi trước khi dùng nên không cần thiết phải rửa.

LƯU Ý QUAN TRỌNG: Mặc dù có thể dùng nước điện giải pH 2.5 hoặc pH 5.5 để xịt lên bề mặt các dụng cụ bếp để khử trùng và vệ sinh, tuyệt đối không dùng các loại nước này để vệ sinh rau củ quả (ngoại trừ trường hợp của các loại trái cây thuộc họ cam quýt, các loại dưa và bí được liệt kê ở phần trên). Các loại nước có tính oxy hóa cao trong tự nhiên và sẽ khiến cho thực phẩm nhanh hư hỏng hơn. Vì khả năng khử khuẩn và sát trùng của các loại nước bắt nguồn từ khả năng oxy hóa, khi chúng ta sử dụng nước điện giải pH 2.5 hoặc pH 5.5, chúng tiêu diệt các vi khuẩn nhưng cũng đồng thời khiến cho rau củ quả mau hư hơn rất nhiều.

Nước Điện Giải Để Ngâm Rửa Các Loại Đậu & Ngũ Cốc 

Việc ngâm rửa đậu và ngũ cốc là một trong các minh chứng có thể nhìn thấy ngay bằng mắt về sự hiệu quả của nước điện giải trong hạn chế sự oxy hóa đồng thời rửa trôi các chất bẩn và hóa chất bám dính trên thực phẩm. Không chỉ vậy, sử dụng nước điện giải giúp tiết kiệm thời gian và nhiên liệu nấu nướng bởi khả năng thúc đẩy tốc độ hấp thụ nước của thực phẩm.

Các loại đậu và ngũ cốc được thu hoạch, chế biến, phơi khô và lưu trữ hàng tháng, thậm chí hàng năm trời trong kho bãi trước khi chúng được đóng gói và lưu kho tại các đại lý, sau đó lại thêm một thời gian vận chuyển và bảo quản bày bán tại các cửa hàng bán lẻ rồi mới tới tay người mua – là bạn. Do đó, tỷ lệ oxy hóa ở vỏ ngoài của chúng là rất cao. Nếu loại bỏ được sự oxy hóa này, đậu và ngũ cốc có thể trọn vẹn hương vị và chất dinh dưỡng như khi vừa mới được thu hoạch.

Theo các dữ liệu nghiên cứu gần đây, quá trình oxy hóa gây ra bởi hoạt động của các gốc tự do chính là nguồn gốc dẫn đến sự lão hóa, các bệnh tật và cái chết. Khi chúng ta ăn các thức ăn có tính oxy hóa cao cũng là lúc chính chúng ta tự làm gia tăng thêm sự oxy hóa trong cơ thể mình. Như vậy, nếu có thể giảm thiểu tối đa tính oxy hóa của các thực phẩm này, thì các thực phẩm này sẽ bổ dưỡng hơn, đồng thời có mùi vị thơm ngon hơn, dễ tiêu hóa hơn và nấu mau chín hơn.

Hướng dẫn: Để đậu hoặc ngũ cốc vào trong rổ rồi mới để vào chậu rửa. Rửa kỹ và ngập nước với nước điện giải pH 9.5 nhiều lần cho đến khi nước chuyển từ màu ngả nâu sang màu vàng nhạt với một ít bọt ở trên mặt nước. Sau đó ngâm trong nước điện giải pH 11.5 trong ít nhất 10 phút. Chắt cạn nước, tráng lại với nước điện giải pH 9.5 cho đến khi thấy nước sạch và trong.

Riêng với đậu, sau khi thực hiện các bước như trên, ta để đậu vào chậu và ngâm trong nước điện giải pH 9.5 với mức nước ngập hơn khoảng 5cm so với đậu. Ngâm trong ít nhất 2 giờ, chắt ráo nước và để qua đêm, sau đó tráng lại thêm 1 – 2 lần nữa. Nếu không có thời gian chuẩn bị, bạn có thể nấu ngay sau khi ngâm 2 giờ. Tuy nhiên, nếu để qua đêm thì thành phần protein trong đậu sẽ cao hơn, giúp cho chúng bổ dưỡng và dễ tiêu hóa hơn. Khi nấu nên dùng nước điện giải pH 9.5 lạnh và để lửa nhỏ.

Làm sạch cá và gia cầm

Gần đây đang có những thông tin cho rằng việc rửa cá và đặc biệt là thịt gia cầm dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella. Tuy nhiên, nước điện giải pH 2.5 thực sự có khả năng có thể diệt được loại vi sinh vật này.

Sử dụng nước điện giải pH 2.5 xịt lên bề mặt thớt để sát khuẩn thớt trước khi đặt cá hoặc thịt gia cầm lên và thực hiện xịt nước pH 2.5 lên toàn bộ các bề mặt của chúng. Để trong vòng 30 giây đến một phút sau đó dùng nước điện giải pH 9.5 để rửa sạch lại.

Sát khuẩn thớt lần nữa bằng pH 2.5 sau khi rửa thớt để chắc chắn thớt an toàn vệ sinh trước khi dùng chúng để cắt cá hoặc thịt đã rửa sạch. Nên dùng khăn sạch lau sơ thịt cá trước khi nêm nếm, ướp và nấu như bình thường.

Làm sạch thủy sản có vỏ (trai, sò, cua, tôm…)

Làm sạch và lưu trữ các loại thủy sản có vỏ thực sự rất phức tạp và khó để có thể giữ chúng trọn vẹn hương vị như khi còn tươi, đặc biệt là trai sò. Vậy các bếp trưởng đã làm thế nào?

Cho ½ cốc bột bắp vào tô nước điện giải pH 9.5, dùng hỗn hợp này để ngâm thủy sản trong 1 giờ. Bột bắp sẽ khiến cho các thủy sản này thải ra các chất bẩn chúng đã tiêu hóa còn nước điện giải sẽ giúp đánh tan bụi bẩn, đất cát, muối dư và bột bắp. Đồng thời, nước cũng rã bớt các chất bẩn bám dính trên vỏ, giúp tiết kiệm thời gian chà rửa thủy sản. Trước công đoạn nấu nướng, dùng bàn chải chà rửa vỏ của các thủy sản này, loại bỏ đi các rong rêu bị thủy sản ngậm. Khi chưa dùng đến thì các thủy hải sản có vỏ này nên để khô ráo và bảo quản trong tủ lạnh. Trước khi nấu nên loại bỏ các con chết hoặc quá yếu.

Dù là sử dụng nước điện giải để pha thức uống, để ươm mầm hạt giống, để nấu nướng hay để rửa hoa quả, các hướng dẫn mà tiến sỹ đề nghị để giúp cho món ăn của bạn thêm đậm đà hương vị, giữ vị tươi ngon đồng thời tăng cường các hoạt chất chống oxy hóa của các loại thực phẩm.

Hãy dùng nước điện giải ngay từ hôm nay để có thể tiết kiệm thật nhiều thời gian và chi phí!

Xin lưu ý: Các thông tin trong bài viết này không vì mục đích y học hay đưa các lời khuyên sức khỏe cho bất kỳ cá nhân nào, và đặc biệt không phải phương án thay thế cho lời khuyên từ các bác sĩ của bạn. Do đó, tác giả và Nước Hồi Sinh sẽ không chịu trách nhiệm trước bất kì biến cố sức khỏe, bị tổn thương hay dị ứng liên quan đến các thông tin được kiến nghị.