Độ pH của da là gì? 4 cách cân bằng độ pH cho da hiệu quả

Chúng ta thường hay được khuyên rằng “hãy lựa chọn những sản phẩm có độ pH chuẩn” hay “cân bằng độ pH cho da là vô cùng cần thiết”. Vậy độ pH của da là gì? Và làm thể nào để chúng ta có thể cân bằng da một cách hiệu quả? Cùng Nuochoisinh.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Độ pH của da là gì?

Độ pH (tên đầy đủ là Potential of Hydrogen) là thông số thể hiện tính kiềm, axit hay trung tính của một hợp chất. Thang pH được xác định là từ 0 đến 14, trong đó, pH 0 thể hiện tính axit mạnh nhất và pH 14 thể hiện tính kiềm mạnh nhất và pH 7 là trung tính.

Lớp sừng ngoài cùng của da bao gồm bởi nhiều lớp cấu thành, trong đó có lớp màng tạo độ ẩm tự nhiên với tác dụng bảo vệ da, ngăn chặn sự tác động của môi trường ngoài. Lớp màng này có tính axit nhẹ, chính vì thế còn được gọi với cái tên là Acid Mantle và theo các nghiên cứu thì độ pH tự nhiên của da sẽ giao động từ 4,5 – 6,2.

Da chúng ta có tính axit nhẹ, độ pH lý tưởng là khoảng 4,5-6,2 nhé! (Nguồn: Internet)

Nếu da duy trì được độ pH lý tưởng ở trên, lớp màng nhân tố tạo độ ẩm sẽ hoạt động tốt, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi bị vi khuẩn xâm nhập và tác động của môi trường. Bên cạnh đó, da ở độ pH chuẩn cũng sẽ giúp cân bằng độ ẩm cho da, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để những vi khuẩn có lợi hoạt động tốt trên da. Và ngược lại, nếu như độ pH quá cao hoặc quá thấp sẽ làm phá vỡ lớp màng này, gây nên những vấn đề xấu về da.

Lớp màng ẩm với độ pH không chuẩn sẽ bị phá vỡ, gây nên nhiều vấn đề về da (Nguồn: Internet)

Người sở hữu làn da dầu sẽ có để pH thấp, và ngược lại, những người sở hữu làn da khô thì có độ pH cao hơn.

Độ pH của da thực sự là một lớp “áo giáp” bảo vệ, là một màng phim mỏng trên da giúp cho da của chúng ta được lành mạnh, chống lại các tác động xấu. pH của da có vai trò rất quan trọng để làn da của chúng ta chống lại các tác nhân ô nhiễm, tác hại của thời tiết, nhiễm vi khuẩn và nấm.

Bằng cách nào có thể xác định được độ pH của cơ thể mình?

Vào năm 1972, Bác sĩ Carl Reich đã xác minh rằng số đo pH của nước bọt là đại diện cho độ pH của toàn bộ cơ thể người. Độ pH của nước bọt thật sự là một thước đo về “ứng suất” của kiềm có trong cơ thể người. Nếu khi đo độ pH bằng nước bọt cho thấy kết quả sau:

7,0 đến 7,5 (xanh biển đến tía *): là biểu hiện một cơ thể khỏe mạnh; 6,0 đến 6,5 (xanh lục nhạt *): là biểu hiện bệnh có thể phát triển; 4,5 đến 5,5 (vàng *) : là biểu hiện bệnh đã có mặt trong cơ thể. Thực tế cho thấy, độ pH trong cơ thể người là một biến số theo rất nhiều yếu tố

Độ pH của da không chuẩn sẽ gây ra những tác hại gì?

Khi da không giữ được độ pH chuẩn, lớp màng ẩm bảo vệ da sẽ bị phá vỡ gây nên những vấn đề như:

  • Mụn, da bị viêm, sưng đỏ và dễ bị kích ứng do màng ẩm bảo vệ da bị phá hủy và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
  • Nếu da có độ pH quá cao sẽ gây nên tình trạng lão hóa sớm. Một số biểu hiện như: da khô, nếp nhăn xuất hiện…
  • Nếu da có độ pH quá thấp sẽ gây nên tình trạng tiết dầu nhiều, lỗ chân lông to, dễ nổi mụn…
  • Các sản phẩm chăm sóc da mà bạn sử dụng sẽ không phát huy tác dụng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng độ pH của da không được cân bằng ở mức chuẩn

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da không cân bằng, đó là:

  • Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp. Những sản phẩm chăm sóc da có độ pH quá cao và quá thấp là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng da không được cân bằng.
  • Chăm sóc da không đúng cách, ví dụ như: tác động lực lên da quá mạnh, rửa mặt quá nhiều lần, rửa mặt với nước nóng…
  • Chế độ ăn uống không phù hợp. Khi bạn ăn thức ăn có tính axit cao thì độ kiềm trên da sẽ tăng và ngược lại, ăn nhiều thức ăn có tính kiềm thì tính axit trên da sẽ tăng.

Cách cân bằng độ pH cho da hiệu quả

Để da được cân bằng và duy trì độ pH lý tưởng, các bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất: Phải cân bằng độ pH trong cơ thể

Tính kiềm và tính axit trong cơ thể con người nói chung và tính axit chính là tác nhân gây lão hóa:
Ở trẻ mới sinh, cơ thể có tính kiềm. Theo thời gian, những tế bào trong cơ thể sẽ có tính axit cao hơn và bắt đầu biểu lộ “tuổi tác” của chúng.

Sự nhiễm axit đó có thể xảy ra trong tế bào, ngoài tế bào, trong tất cả các cơ quan, mô, xương và dịch cơ thể…
Sự tích lũy những chất độc có tính axit trong cơ thể là một đặc điểm của quá trình lão hóa. Chúng ta cũng có thể điều chỉnh axit cơ thể (độc chất nội tế bào và ngoại tế bào) bằng cách ăn uống những loại thực phẩm có tính kiềm, và quan trọng là có những hoạt động tạo nên kiềm tính như tập thể dục, thở sâu, thư giãn, thiền…

Cân bằng axit-bazơ

Cân bằng axit-bazơ hoặc axit kiềm được gọi là độ pH – biểu thị bằng con số ion hyđro trong cơ thể. Nếu bạn cung cấp ion hydro quá mức thì sẽ tạo ra nhiều axit-độ pH thấp (ví dụ pH = 4) và như vậy cơ thể bạn sẽ trong tình trạng nhiễm axit. Còn nếu cơ thể có độ pH cao (ví dụ pH >8) thì cơ thể sẽ mang tính kiềm.

Nhưng cơ thể con người là một “hệ thống kỳ diệu”, chúng duy trì độ pH trong phạm vi hẹp giữa pH là 7,35 đến 7,45 nhưng lại “nạp” một lượng lớn axit bởi chế độ ăn kiêng và sự trao đổi chất giữa các mô tế bào.

Tại sao phải cân bằng axit-bazơ trong cơ thể?

Sản sinh axit và viêm loét dạ dày

Thông thường axit-bazơ được giữ ở mức cân bằng trong dạ dày khi tiêu hoá thức ăn và sản sinh ra axit clohydric gọi là axit tiêu hoá.

Tuy nhiên có nhiều nhân tố gây sản sinh axit quá mức trong dạ dày như:

  • Stress
  • Rượu
  • Thuốc lá
  • Nhiễm vi khuẩn dạ dày Helicobacter pylori
  • Một số chất gây kích thích quá mức như gia vị cay chua hay chất cafein (cà phê, trà, nước uống có ga hoặc chứa cafein).

Và khi axit cao quá mức có thể dẫn đến một số bệnh như:

  • Chứng ợ nóng
  • Viêm loét dạ dày
  • Trào ngược axit lên thực quản.

Điều trị việc tăng axit dạ dày bao gồm:

  • Giảm độ axit
  • Tiêm proton – chất gây ức chế tiết axit trong dạ dày
  • Kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Tránh dùng rượu, gia vị cay chua, hút thuốc, những đồ ăn có chứa nhiều chất béo và cafein
  • Tránh dùng mãi một loại thức ăn mà nên ăn đa dạng
  • Giảm stress bằng cách tập thể dục, thư giãn, hoặc nhờ nhà tâm lý giúp giải toả căng thẳng. Dùng thuốc chống stress, tập yoga hay bất cứ phương pháp nào mà bạn cho rằng chúng có ích trong việc làm giảm stress và lo lắng.

Rối loạn axit-bazơ

Một số tình trạng làm rối loạn sự cân bằng độ pH trong cơ thể được gọi là nhiễm axit trong trao đổi chất bởi các lý do sau:

Bệnh tiểu đường axit xeton (sản sinh quá nhiều hợp chất axit xeton do không cung cấp đủ lượng đường glucose trong máu hoặc mỡ dự trữ năng lượng gây nên thiếu insulin)

  • Tích luỹ axit lactic trong cơ thể do tập thể dục quá mức hoặc do bệnh tật gây ra.
  • Chứng tăng ure-huyết do thận bị hỏng hoặc làm việc kém

Ngoài nhiễm axit còn có tình trạng nhiễm kiềm trong trao đổi chất do:

  • Do nhiễm axit cacbonat trong cơ thể
  • Giảm độ axit xuống quá mức
  • Mất nước do bị u bướu hoặc lạm dụng thuốc lợi tiểu
  • Thiếu hụt kali

Đối với bệnh tiểu đường thì có thể tiêm insulin để ngăn cản việc tăng axit xeton hoặc khi bị nhiễm axit thì bạn nên ăn nhiều thức ăn có chứa kiềm.

Thứ hai: Nên tạo thói quen ăn và uống các loại thực phẩm, đồ uống giàu kiềm

Tính acid hoặc kiềm của một số thực phẩm

1. Rất kiềm:

Gồm những loại rau non, tươi; trái cây mọc hoang được hái chín cây. Dưa tây (melon) được xem là có tính kiềm mạnh, kế đó là chà là, xoài, đu đủ, những loại dịch ép trái cây tươi, nước ép dược liệu, rau cải ăn sống, xà lách xoong, rong biển…

2. Kiềm nhẹ:

Đậu, giá, hạt… Đậu khô có tính acid nhẹ nhưng khi thành giá, chúng trở nên có tính kiềm trung bình. Đậu tươi có tính kiềm nhẹ, đặc biệt khi chúng còn xanh.
Dược liệu khô, trà dược, rau cải, các loại hạt, gia vị tươi (đặc biệt là gừng, gừng càng tươi thì kiềm tính càng cao), mật… là những thực phẩm thể hiện tính kiềm nhẹ.

Sử dụng nước ion kiềm có độ pH từ 8.0- 9.5 để thanh lọc cơ thể và đảm bảo sức khỏe.

Xem thêm: Nước uống có độ pH như thế nào là tốt cho con người?

3. Trung tính:

Dầu thực vật, sản phẩm từ đậu nành, đậu luộc, hạt rang…

4. Axit nhẹ:

Trà, cà phê, gà vịt, rượu nguyên chất, bơ, phó mát (cheese), bánh nướng, khoai tây, muối tinh luyện, dấm trắng, sốt cà chua….

5. Axit mạnh:

Thịt đỏ, chất làm ngọt nhân tạo, dược phẩm, thức uống có ga, nước ngọt. Đường thẻ trắng là một loại thực phẩm có tính axit mạnh. Thức uống đóng hộp là “hại” nhất vì chúng chứa đường, chất làm ngọt nhân tạo với hàm lượng cao axit phosphoric…. Các loại thức uống này sau khi tiêu hóa sẽ để lại một “kho” axit trong cơ thể chúng ta.
Các loại dịch ép trái cây nếu được uống ngay sau khi ép thì có tính kiềm, nhưng nếu đã đóng hộp hoặc lưu trữ lâu thì lại có tính axit.

Trong đời sống, chúng ta vẫn thường phải ăn những loại thực phẩm có tính axit. Với những trường hợp này, tính axit có thể được trung hòa nếu bạn ăn thêm một ít rau cải tươi. Tuy nhiên, để trung hòa tính axit, ta không cần phải dùng những thực phẩm có tính axit và kiềm trong cùng một bữa ăn. Chẳng hạn, ta có thể bù đắp kiềm tính cho khẩu phần ăn có tính axit sau vài giờ (sau khi thức ăn có tính axit đã được tiêu hóa) bằng một ít dưa tây. Nếu một bữa ăn đảm bảo được 10% protein và 90% rau cải thì nó sẽ có tính chất từ trung tính đến kiềm nhẹ.

Các thực phẩm có nhiều tính kiềm là những loại giàu enzyme và ở trạng thái tự nhiên. Chúng sẽ trở nên axit hơn nếu được nấu nướng (đặc biệt là thực phẩm rán, cháy). Các loại thực phẩm để lâu, đóng hộp, xông khói hoặc làm khô, thức ăn chứa những hóa chất dùng trong chế biến cũng giàu axit.

Lợi ích từ thực phẩm & đồ uống chứa kiềm là gì?

LỢI ÍCH TỪ THỰC PHẨM CHỨA KIẾM

Nếu ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng axit cao, sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về thận, gan và da. Vì vậy chế độ ăn kiêng giúp cân bằng độ pH trong cơ thể sẽ giúp tiêu hoá tốt, da và tóc trở nên khoẻ mạnh hơn.

Mức độ pH ảnh hưởng tới tất cả các chức năng trong cơ thể. Ví dụ như bữa ăn có độ pH thấp khiến não gặp khó khăn trong việc hấp thu năng lượng từ các tế bào máu.

Thức ăn chứa nhiều axit dẫn đến các tế bào chóng già và điển hình là tóc dễ bị gẫy, chẻ ngọn còn da thì trở nên xấu đi, mất sức sống. Không những thế, thức ăn có hàm lượng axit cao còn khiến cơ thể mệt mỏi, có cảm giác khó chịu, ốm yếu.

Hầu hết những thực phẩm không thuộc nhóm “ăn chay” sẽ có lượng axit cao như thịt đỏ, thịt gà, trứng. Ngoài ra còn có gạo, bánh mỳ trắng, đậu lăng. Khi chế độ ăn kiêng có lượng axit cao thì cần trung hòa bằng cách thêm những thực phẩm chứa kiềm trong bữa ăn hằng ngày, đó là các loại rau quả.

Các loại rau quả giàu chất kiềm là nho, chuối, quả mâm xôi, táo, dưa, các loại quả thuộc họ cam quýt, hoa súp lơ, cà rốt, củ cải, cà tím, các loại bầu bí…

Đối với những người có sở thích ăn thịt thì nên ăn kèm các loại rau chứa nhiều kiềm đã kể trên trong bữa ăn của mình.

Một cách hiệu quả nữa là nên bắt đầu một ngày mới với một cốc nước cam ép (hoăc loại quả thuộc họ cam quýt). Mặc dù các loại cam quýt có chứa axit trong tự nhiên nhưng lại tác động đến chất kiềm trong cơ thể.

Bạn nên biết:

  • Cơ thể cần 75% thực phẩm hằng ngày là chất kiềm tự nhiên để giúp tiêu hoá được thuận lợi và có một sức khoẻ tốt.
  • Thức ăn chứa nhiều kiềm sẽ giúp não hoạt động tốt hơn.
  • Thức ăn chứa hàm lượng kiềm cao khiến các hoạt động cơ thể trở nên năng động hơn, ít bị đau đầu, cảm lạnh và ốm yếu.
  • Ngoài ra, nó còn giúp trẻ hoá các tế bào, làm da mịn màng tươi trẻ.

Thứ ba: Chăm sóc da đúng cách

Có khi nào bạn tự hỏi “Vì sao đã sử dụng đầy đủ các sản phẩm dưỡng da mà tình trạng da của bạn vẫn không được cải thiện?” Một phần nguyên nhân của tình trạng trên là do các bạn đã chăm sóc da không đúng cách, đã làm phá vỡ lớp màng ẩm bảo vệ da, chính vì thế da ngày càng trở nên xấu đi.

Để chăm sóc da đúng cách, bạn cần thực hiện như sau:

  • Không rửa mặt với sữa rửa mặt quá 2 lần/ ngày.
  • Không dùng lực quá mạnh để tác động lên da mặt.
  • Hạn chế dùng khăn bông để lau mặt. Nếu dùng khăn, bạn nên sử dụng khăn bông mềm và vệ sinh thường xuyên.
Sử dụng khăn bông mềm và được vệ sinh thường xuyên để lau mặt nhé! (Nguồn: Internet)
  • Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, thực hiện tối đa 2 lần/ tuần.
  • Tránh sử dụng quá nhiều sản phẩm hóa học lên mặt. Bạn nên dần thay thế mỹ phẩm hóa học bằng các sản phẩm giàu chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Các sản phẩm mỹ phẩm sẽ phát huy hiệu quả trên da trong khoảng thời gian trung bình từ 3-4 tuần vì thế bạn không nên thay đổi mỹ phẩm liên tục trong thời gian ngắn sẽ khiến da không kịp thích ứng và gây ra phản ứng ngược.
  • Bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
Hãy luôn bôi kem chống nắng mỗi ngày nhé! (Nguồn: Internet)

Thứ tư: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Các bạn nên xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ, rau của quả như: cà chua, táo, bơ… Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh đồ uống có cồn, đồ ăn chế biến sẵn…

Khi có chế độ ăn uống lành mạnh như vậy, không chỉ đảm bảo sức khỏe tốt mà da chúng ta cũng sẽ khỏe mạnh, tươi trẻ.

Một số thực phẩm có tính kiềm và axit. Bạn nên bổ sung những thực phẩm có tính kiềm và hạn chế những thực phẩm có tính axit (Nguồn: Internet)

Những kiến thức cơ bản về dưỡng da như việc cân bằng độ pH là vô cùng quan trọng để bạn có được làn da khỏe mạnh. Vì thế hãy lắng nghe sự thay đổi của làn da để có thể nhanh chóng thay đổi kịp thời và theo hướng tích cực nhé!